Quản Trị 24h

BÌNH CHỮA CHÁY – GIỚI THIỆU LỰA CHỌN, KIỂM TRA, SỬ DỤNG

BÌNH CHỮA CHÁY – GIỚI THIỆU LỰA CHỌN, KIỂM TRA, SỬ DỤNG

 

1. Giới thiệu bình chữa cháy:

1.1  Phân loại đám cháy

Theo TCVN 7435-1:2004, thì đám cháy được phân loại như sau:

  • Loại A: Đám cháy của vật liệu rắn, thường là chất hữu cơ, trong đó sự cháy thường diễn ra cùng với sự tạo than hồng. ví dụ như gỗ, vải, giấy, cao su và chất dẻo.
  • Loại B: Đám cháy của các chất lỏng hoặc chất rắn hóa lỏng được. ví dụ như dầu, mỡ và sơn.
  • Loại C: Đám cháy của các chất khí. ví dụ như khí thiên nhiên và khí propan.
  • Loại D: Đám cháy của kim loại. ví dụ như magiê, natri và kali.

1.2. Phân loại bình chữa cháy

Theo TCVN 7026:2013 bình chữa cháy phải được phân loại theo loại chất chữa cháy chứa trong bình. Hiện nay có các loại bình chữa cháy chủ yếu sau:

  1. a) Bình chữa cháy dùng chất chữa cháy gốc nước (Bình nước chữa cháy);
  2. b) Bình chữa cháy dùng bột chữa cháy (Bình bột chữa cháy);
  3. c) Bình chữa cháy dùng cac bon đioxit (Bình CO2 chữa cháy);
  4. d) Bình chữa cháy dùng chất chữa cháy sạch (Bình khí / lỏng sạch chữa cháy).

Theo TCVN 7435-2:2004 bình chữa cháy xách tay, các loại bình được phân loại như sau:

– Loại 1: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia, hoặc bọt

– Loại 2: Bình có áp suất nén trực tiếp với chất chữa cháy là bột hoặc halon;

– Loại 3: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là nước, nước có phụ gia hoặc bọt;

– Loại 4: Bình dùng chai khí đẩy với chất chữa cháy là bột;

– Loại 5: Bình chữa cháy các bon dioxide

Theo TCVN 3890 : 2009 hiệu quả các bình chữa cháy như sau:

 

Chất chữa cháy Hiệu quả chữa cháy các loại đám cháy
A B C D
A1 A2 B1 B2 D1 D2 D3
Nước ++
Bọt Bọt có bội số nở cao ++ +
Bọt có bội số nở thấp và trung bình + ++ +
Khí CO2 + +
Nitơ, FM200, Inergen, Argon… + + +
Bột Bột BC ++ ++
Bột ABC +
Bột ABCD ++

 

Chú thích:

Dấu “++”          Rất hiệu quả.

Dấu “+”            Chữa cháy thích hợp.

Dấu “-“ Chữa cháy không thích hợp.

Bột BC Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu B, C.

Bột ABC          Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu A, B, C.

Bột ABCD       Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu A, B, C và D.

1.3 Trang bị bình chữa cháy

Theo TCVN 3890 : 2009, việc tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ được quy định tại Bảng bên dưới:

 

Mức nguy hiểm cháy Định mức trang bị Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe
Đối với đám cháy chất rắn Đối với đám cháy chất lỏng
Thấp 1 bình/150m2 20 m 15 m
Trung bình 1 bình/75m2 20 m 15 m
Cao 1 bình/50m2 15 m 15 m

 

1.4. Nguyên tắc an toàn khi sử dụng bình chữa cháy:

–    Phải nhận diện đám cháy là gì và chọn loại bình chữa cháy phù hợp (xem trên bảng chỉ dẫn ở tại nơi bình chữa cháy).

–    Khi phun: chọn đầu hướng gió, hướng loa phun từ đầu hướng gió về cuối hướng gió;

–    Đối với phòng kín thì chọn vị trí đứng gần cửa thoát, lưng hướng vào cửa thoát và mặt hướng về đám cháy.

–    Giữ bình ở khoảng cách với đám lửa khoảng 1.5 m.

–    Đối với bình chữa cháy CO2 không cầm tay trực tiếp lên loa phun, ống dẫn hoặc cổ bình.

–    Không để ngón tay vào khu vực khoảng không giữa tay cầm và cò bóp (tránh kẹt tay khi bóp cò).

–    Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

–    Khi phun phải chú ý xem có người ở cuối hướng phun không? tránh phun vào người có mặt ở khu vực cháy.

–    Khi dập các đám cháy liên quan đến chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chất lỏng bắn ra ngoài, cháy to hơn

1.5 Các quy định của pháp luật về bình chữa cháy và áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật:

–  THÔNG TƯ 07/2010/TT-BXD Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – An toàn cháy cho nhà và công trình – ngày 28 tháng 7 năm 2010

– Thông tư số 47/2015/TT-BCA ngày 6/10/2015 của bộ công an hướng dẫn về bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh vũ trường, Karaoke

– Luật số: 40/2013/QH13 LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ngày 22 tháng 11 năm 2013, điều 8 khoản 4 quy định.  Khoản 4: Áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy: a) Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy và chữa cháy được áp dụng bắt buộc;

– TCVN 7435 – 1:2004;

– TCVN 7435 – 2:2004;

– TCVN 7026:2013;

–  TCVN 3890 : 2009

 

2. Bình chữa cháy bột

2.1 Cấu tạo:

– Các bình chữa cháy hiện nay đều được làm bằng thép chịu áp lực. Bình khí đẩy được nối với bình bột bằng một ống xifong. Khí đẩy thường là Nitơ, Cacbonic, Cacbon hiđrô halogen…

– Cụm van gắn liền nắp đậy,có thể tháo ra nạp lại bột, khí sau khi sử dụng. Van khoá có thể là van bóp hay van vặn, van khoá được kẹp chì .

– Đồng hồ áp lực khí đẩy có thể có.

– Loa phun bằng kim loại hoặc nhựa, cao su; kích cỡ tuỳ thuộc từng loại bình. ống xifong ngoài có thể cứng hay mềm, chiều dài tuỳ thuộc loại bình.

– Bình sơn màu đỏ trên có nhãn ghi đặc điểm, cách sử dụng.

2.2. Nguyên lý chữa cháy

Khi mở van bột khô trong bình được phun ra ngoài nhờ lực đẩy của khí nén qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng kìm hãm phản ứng cháy và cách ly chất cháy với ôxy không khí, mặt khác ngăn cản hơi khí cháy tiến vào vùng cháy dẫn đến đám cháy bị dập tắt.

2.3. Công dụng:

Tuỳ theo mỗi loại bình chữa cháy có thể dập tắt được các đám cháy chất rắn, lỏng, khí cháy, đám cháy điện và thiết bị điện mới phát sinh. Ví dụ bình chữa cháy ký hiệu ABC có thể dùng để chữa cháy hầu hết các đám cháy chất rắn, chất lỏng, chất khí dễ cháy… Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao; thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra, dùng để chữa cháy những đám cháy nhỏ, mới phát sinh.

2.4. Các ký hiệu được ghi trên bình:

– Bình bột chữa cháy thường được sử dụng là loại bình có ký hiệu ABC-2; ABC-4; ABC-8 hoặc BC-2; BC-4; BC-8.

– Các chữ cái A, B, C trên bình thể hiện khả năng dập cháy của bình chữa cháy đối với các đám cháy khác nhau. Cụ thể:

+ A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi…

+ B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng dầu, cồn, rượu…

+ C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

– Các số 2, 4, 8 thể hiện trọng lượng bột được nạp trong bình, đơn vị tính bằng kilôgam.

2.5. Các loại bình chữa cháy dạng bột:

+ Bình chữa cháy bột ABC MFZL35 – 35kg: có chứa 35kg bột chữa cháy trong bình, khối lượng bình là 60kg.

+ Bình chữa cháy bột ABC MFZL8 – 8kg: có chứa 8kg bột chữa cháy trong bình, khối lượng bình là 12kg.

+ Bình chữa cháy bột ABC MFZL2 – 2kg: có chứa 2kg bột chữa cháy trong bình, khối lượng bình là 6kg.

+ Bình chữa cháy bột ABC MFZL4 – 4kg: có chứa 4kg bột chữa cháy trong bình, khối lượng bình là 9kg.

+ Bình chữa cháy bột ABC MFZ4 – 4kg: có chứa 8kg bột chữa cháy trong bình, khối lượng bình là 5kg.

+ Bình chữa cháy bột ABC MFZ8 – 8kg: có chứa 8kg bột chữa cháy trong bình, khối lượng bình là 10,5kg.

2.6. Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

– Chúng có thể được sử dụng trên nhiều loại khác nhau của lửa.

– Loại bình chữa sở hữu khả năng dập tắt đám cháy nhanh chóng.

– Khi so sánh độ hiệu quả với các bình cứu hỏa cùng kích cỡ, bình chữa cháy bột tỏ ra vượt trội hơn.

– Giá thành thấp nhưng vẫn mang lại cho bạn một tỷ lệ giá hiệu suất tuyệt vời.

– Thiết bị này có thể cung cấp phòng cháy chữa cháy cho những khu vực rộng lớn.

– Bình chữa cháy bột khô được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

– Do tính linh hoạt của nó, chúng là sự lựa chọn an toàn của bạn trước các hiểm họa về cháy nổ.

Nhược điểm;

– Do việc để lại dư lượng sau khi sử dụng, bạn có thể phải dọn dẹp lượng bột đã được lan rộng sau khi dập tắt các đám cháy.

– Các bụi bột có thể ảnh hưởng đến thiết bị nhạy cảm như máy tính, các thiết bị điện…

– Khi sử dụng bình chữa này, có thể xảy ra khả năng tầm nhìn không gian xung quanh bạn được giảm xuống gần như bằng không. Vì vậy, hãy chắc chắn có một lối thoát ra ngoài trước khi sử dụng!

– Các bụi bột có thể làm bạn gần như không thể thở trong không gian kín.

– Nếu không được bảo dưỡng hoặc không chăm sóc đúng cách, các hóa chất trong bình có thể lắng xuống và khô lại. Điều này là bình chữa của bạn không hoạt động được hoặc hoạt động không mang lại hiệu quả như mong muốn.

2.7. Kiểm tra bảo dưỡng

2.7.1. Kiểm tra

Theo tiêu chuẩn TCVN 7435 – 2:2004, Bình chữa cháy phải được kiểm tra khi lần đầu đưa vào sử dụng và sau đó phải được kiểm tra định kỳ khoảng 30 ngày. Bình chữa cháy phải được kiểm tra với chu kỳ ngắn hơn khi có yêu cầu.

Cách thức kiểm tra:

–    Kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo bình chữa cháy:

a Được đặt đúng vị trí quy định;

b Không bị trở ngại và dễ nhìn thấy và bản hướng dẫn sử dụng được dán tại vị trí bình;

c Hướng dẫn sử dụng rõ ràng;

d Niêm phong hoặc bộ phận chèn không vỡ hoặc bị mất;

e Còn đầy: Đối với bình Bột: kiểm tra đồng hồ áp suất, kim đồng hồ nằm trong giới hạn vạch xanh là OK. Vạch đỏ là thiếu áp, vạch vàng thừa áp. Lưu ý, đối với những bình chữa cháy có kim chỉ gần hết vạch màu vàng không nên để trực tiếp với ánh nắng hoặc để những khu vực có nhiệt độ cao hơn 50 độ C, chúng dễ gây mất an toàn (có thể nổ do giản nỡ vì nhiệt).

f/ Không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ hoặc lăng phun bị bịt kín;

g/ Đối với đồng hồ đo áp suất, kim của đồng hồ phải ở vị trí hoạt động hoặc nằm trong khoảng hoạt động.

–    Khi kiểm tra nếu phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nào không đảm bảo đúng các điều kiện được liệt kê trong a và b phải có hành động chỉnh sửa ngay.

–    Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy nạp lại được nào không thực hiện đúng bất kỳ điều kiện của mục c, d, e, f hoặc g thì phải tiến hành bảo dưỡng theo qui trình thích hợp.

–    Khi kiểm tra phát hiện bất kỳ bình chữa cháy bằng bột không nạp lại được không thực hiện đúng bất kỳ điều nào của mục c, d, e, f hoặc g thì phải loại bỏ.

–    Kiểm tra và xác nhận rằng thiết bị chỉ thị áp suất (nếu được lắp) là chỉ áp suất trong bình chính xác hoặc khi thiết bị này không được lắp, áp suất trong là chính xác. Nếu bình chữa cháy chỉ ra áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn của người sản xuất nếu áp suất giảm ít hơn 10% phải theo chỉ dẫn của người sản xuất để có biện pháp thích hợp.

–    Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ hoặc phải thử thủy lực. Nếu bình bị mòn nhiều hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ.

Theo TCVN 3890 : 2009, hồ sơ bình chữa cháy gồm có:

  • Sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo mẫu bên dưới: ghi tất cả bình chữa cháy sử dụng;
  • Thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện phòng cháy và chữa cháy: gắn tại bình chữa cháy, hàng tháng sau khi kiểm tra người kiểm tra ký nhận vào thẻ này.
  • Nơi để bình chữa cháy phải có treo, dán: Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy và Nội quy phòng cháy chữa cháy ( tiêu lệnh và nội quy phải mua ở Cảnh sát PCCC chúng có bản quyền).

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

 

SỔ THEO DÕI

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

 

Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:……………………….. …….Fax:……………………………………..

Lập sổ, ngày ………… tháng ………….. năm ……….….

Người lập sổ: …………………………………………………………………………..

Người phụ trách công tác PCCC của cơ sở:………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Trang 2,3,4                                  Bảng tổng hợp phương tiện PCCC

Số TT Ngày, tháng, năm (kiểm tra hoặc đưa vào sử dụng) Loại phương tiện,hệ thống PCCC Ký mã hiệu Số lượng Đơn vị tính Tình trạng kỹ thuật
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu

 

Trang 5, 6 … (và các trang tiếp sau)

Bảng theo dõi

tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC

Hạng mục công trình: …………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………..

Phương tiện PCCC (hoặc hệ thống PCCC) loại:…………………………………………….

ở vị trí số: …………(hoặc mã số phương tiện do cơ sở quản lý quy định)……..……

Số TT Ngày, tháng kiểm tra Nội dung và kết quả kiểm tra Phương pháp kiểm tra Kết luận Người,cơ quan kiểm tra Ký tên Ghi chú

Mẫu thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện phòng cháy và chữa cháy

 

Thẻ theo dõi kết quả kiểm tra phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Tên phương tiện:……………………………………. Ký mã hiệu:…………… Số seri:……………………. Ngày, tháng, năm đưa vào sử dụng:……………….

Ngày, tháng kiểm tra Kết quả

kiểm tra

Người, cơ quan kiểm tra

Kích thước của thẻ: 100 x 150 (mm)

 (Ghi chú: Thẻ có dấu treo của cơ sở)

2.7.2 Bảo dưỡng Bình chữa cháy

Theo TCVN 7435 – 2:2004, quy định bảo dưỡng bình chữa cháy định kỳ hàng năm, nội dung bảo dưỡng như sau:

STT Quy trình bảo dưỡng Loại bình (xem phần phân loại bình 1.2)
1 2 3 4 5
1 Kiểm tra và xác nhận rằng thiết bị chỉ thị áp suất (nếu được lắp) là chỉ áp suất trong bình chính xác hoặc khi thiết bị này không được lắp, áp suất trong là chính xác. Nếu bình chữa cháy chỉ ra áp suất giảm hơn 10% hoặc nhiều hơn so với mức giảm lớn nhất theo hướng dẫn của người sản xuất nếu áp suất giảm ít hơn 10% phải theo chỉ dẫn của người sản xuất để có biện pháp thích hợp. x x
2 Kiểm tra bên ngoài thân bình chữa cháy xem có bị ăn mòn hoặc hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ hoặc phải thử thuỷ lực. Nếu bình bị mòn nhiều hoặc có một vài hư hại thì bình phải bị loại bỏ. x x x x x
3 Cân bình chữa cháy(có hoặc không có cơ cấu x x x x x
vận hành theo hướng dẫn của người chế tạo) hoặc sử dụng phương thức thích hợp để kiểm tra bình chứa khối lượng chất chữa cháy chính xác. Đối chiếu khối lượng so với khối lượng được ghi khi bình chứa sử dụng lần đầu.
4 Kiểm tra lăng phun và vòi phun (nếu được trang bị) và làm sạch nếu cần thiết. Phải thay thế nếu bị hư hỏng hoặc không ở trạng thái tốt. x x x x x
5 Khi bình chữa cháy được thiết kế có cơ cấu vận hành tháo ra được, phải kiểm tra cơ cấu vận hành và kiểm soát sự xả (nếu được nắp) đối với việc di chuyển tự do. Làm sạch, chỉnh sửa, hoặc thay thế, nếu cần. Phải bảo vệ ren và các chi tiết vặn chống lại sự ăn mòn bằng dầu bôi trơn theo hướng dẫn của người sản xuất. x x x x
6 Mở bình chữa cháy hoặc tháo các đấu lắp ráp. Tháo chai khí đẩy. x x
7 (Chỉ đối với bình chữa cháy bằng nước có phụ gia hoặc bọt). Đổ chất lỏng vào bình chứa sạch. Nếu dấu hiệu bị hư hỏng xuất hiện (tham khảo hướng dẫn của người sản xuất đối với các sản phẩm). Đổ bỏ chất lỏng này và đổ vào chất lỏng đặc biệt của người sản xuất. Khi chất tạo bọt chữa cháy hoặc phụ gia ở trong bình riêng biệt, kiểm tra sự rò rỉ. Loại bỏ bình bình rỏ rỉ và thay bằng bình mới và nạp. x
8 Làm sạch bên trong và bên ngoài bình chữa cháy và kiểm tra bên trong và bên ngoài thân bình để phát hiện sự ăn mòn và hư hại. Nếu bình bị ăn mòn ít hoặc bị hư hại không đáng kể, bình phải bị loại bỏ hoặc thử thuỷ lực. Nếu bị ăn mòn nhiều hoặc có một vài hư hại bình phải bị loại bỏ. x
9 Kiểm tra bên ngoài chai khí đẩy để phát hiện ăn mòn và hư hại. Nếu chai khí đẩy bị ăn mòn và hư hại thì phải thay mới như khuyến nghị của người sản xuất. Cân chai khí đẩy và kiểm tra x x
khối lượng so với khối lượng ghi trên chai. Chai khí đẩy có khối lượng chất chưá ít hơn khối lượng nhỏ nhất được ghi, hoặc chai được phát hiện bị rò rỉ thì phải loại bỏ hoặc được thay bằng chai mới theo khuyến nghị của người sản xuất.
10 Làm sạch nếu cần và xì hết khí qua lỗ thông hơi (hoặc các cơ cấu thông hơi khác) ở trong nắp. x x
11 Kiểm tra lăng phun ống nhánh, lưới lọc và ống phun trong van xả khí (nếu được lắp) và làm sạch chúng, nếu cần. x
12 Làm sạch và kiểm tra lăng phun, vòi phun và ống phun trong để phát hiện sự tắc nghẽn bằng cách bơm không khí đi qua chúng, chỉnh sửa hoặc thay thếu nếu cần. x
13 Kiểm tra các vòng đệm, màng ngăn và vòi phun và thay thế nếu bị hư hại hoặc có khuyết tật. Nếu vòi phun được lắp ở đáy bình và màng ngăn được sử dụng thì phải thay. x x
14 Kiểm tra bột trong bình để xác định không có dấu hiệu của sự vón cục, đóng cục hoặc vật lạ. Khuấy trộn bột bằng cách lắc và dốc ngược bình, nhưng phải tránh làm tràn. Nếu có dấu hiệu vón cục, đóng cục hoặc có vật lạ, nếu không phun được hoặc có bất kỳ trở ngại nào, phải thay tất cả bột chữa cháy và nạp lại bình bằng bột chữa cháy của người sản xuất x
15 Nạp lại bình chữa cháy tới mức ban đầu, bù lại lượng nước bị mất hoặc thay bằng nước sạch nếu cần. Đối với nước có phụ gia hoặc dung dịch tạo bọt, nạp lại bình theo hướng dẫn của người sản xuất. x
16 Lắp lại bình theo hướng dẫn của người sản xuất x x
17 Kiểm tra loa phun, vòi phun chữa cháy và lắp van, làm sạch và thay thế nếu không ở tình trạng tốt. x
18 Thực hiện phép thử dẫn điện bộ vòi chữa cháy x

 

2.8. Hạn sử dụng bình

Theo TCVN 7435 – 2:2004, Ngoài việc quy định bảo dưỡng hàng năm tiến hành định kỳ không quá 5 năm việc bảo dưỡng được quy định.

  • Chú thích 1: Các bình chữa cháy không được nạp lại, trừ bình halon, phải được tháo bỏ và không quá 5 năm tính từ ngày sản xuất.
  • Chú thích 2: Các bình chữa cháy không được nạp lại loại halon, phải ngừng sử dụng và chuyển đến cơ sở để lấy lại halon không quá 5 năm tính từ ngày sản xuất. Bình chữa cháy halon không được thải bỏ ra khí quyển, nhưng phải lấy ra định kỳ không quá 5 năm bằng phương pháp cho phép lấy lại halon.

2.9. Sử dụng

Bước Lưu đồ Nội dung
 

1

 

 

Kiểm tra loại bình:

 

–       Bình bột: có đồng hồ áp suất ngay trên cổ bình, vòi không có loa phun;

2 Kiểm tra áp suất bình: kiểm tra kim đồng hồ

–       Kim đồng hồ nằm trong vạch xanh là bình tốt;

–       Kim đồng hồ nằm vạch vàng là bình thừa áp suất vẫn dùng được, nhưng chú ý tránh va chạm mạnh;

–       Kim đồng hồ nằm trong vạch đỏ là bình thiếu áp suất dùng được nhưng hiệu quả thấp nên chọn bình khác.

3 Rút chốt hãm:

–       Dùng tay rút chốt hãm ngay trên đồng hồ áp suất để mở khóa cho Cò bóp.

4 Chữa cháy:

–       Dùng tay phải xách vào phần tay cầm bình (ngón tay cái để bên trên cò bóp, 4 ngón còn lại cầm dưới tay cầm);

–       Tay trái cầm vòi phun;

–       Khi chữa cháy tay phải bóp cò và tay trái hướng vòi phun vào khu vực lửa.

3. Bình CO

3.1. Cấu tạo

Bình được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn mác nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật, cách sử dụng bình chữa cháy.

Phía trên miệng bình gắn một cụm van xả làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (bình của Ba Lan, Nga…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình của Nhật bản, trung quốc…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.

Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn.

Loa phun thường làm bằng nhựa cứng gắn với khớp nối bộ van qua ống thép cứng hoặc ống xifong mềm. Trong bình chữa cháy có khí CO2 được nén chặt với áp suất cao.

3.2. Công dụng

Bình chữa cháy loại xách tay dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ mới phát sinh: Đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm.

Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:

CO2 + C  =  2CO

CO2 + M  =  MO  +  CO

CO là khí độc và rất dễ nổ.

3.3. Nguyên lý chữa cháy

Khi mở van bình, do có sự chênh lệch về áp suất, CO2 lỏng trong bình thoát ra ngoài qua hệ thống ống lặn và loa phun chuyển thành dạng như tuyết thán khí, lạnh tới – 78,90C. Khi phun vào đám cháy CO2 có tác dụng làm loãng nồng độ hỗn hợp hơi khí cháy, đồng thời làm lạnh vùng cháy dẫn tới triệt tiêu đám cháy.

3.4. Ưu và nhược điểm của bình chữa cháy CO2

Ưu điểm:

– Thao tác sử dụng đơn giản, hoạt động linh hoạt dễ vận hành.

– Dễ dàng cho việc vệ sinh, di chuyển và bảo trì.

– Giá thành rẻ;

– Chữa cháy hiệu quả với các đám cháy nhỏ, mới phát sinh…

– Không làm hư hại các thiết bị sau khi chữa cháy xong.

Nhược điểm:

– Chữa cháy kém hiệu quả ở khu vực trống trải, có gió.

– Trọng lượng bình từ 8kg trở lên khó vận hành đối với phụ nữ, trẻ nhỏ và người cao tuổi.

3.5. Một số dạng bình CO2 trên thị trường

– Bình chữa cháy bằng CO2 3kg            CO2-MT3

– Bình chữa cháy bằng CO2 5kg            CO2-MT5

– Bình chữa cháy bằng CO2 24kg MTT 24

3.6. Kiểm tra và bảo dưỡng

– Việc kiểm tra thực hiện như bình bột, tuy nhiên cách thức kiểm tra là cân trọng lượng bình. Khi mới nạp bình về bạnh cân trọng lượng bình và ghi số cân vào sổ, tháng sau cân lại. Nếu trọng lượng bình giảm 10% thì nên đi nạp lại.

– Bảo dưỡng: Giống như bình bột;

3.7. Hạn sử dụng

– Giống như bình bột;

3.8 Hướng dẫn sử dụng:

Bước Lưu đồ Nội dung Đảm trách
 

1

 

 

Kiểm tra loại bình:

 

–       Bình CO2: Không có đồng hồ áp suất, có loa phun.

 

 

 

2 Rút chốt an toan toàn:

–       Dùng tay rút chốt an toàn ngay trên cổ bình để mở chốt hãm cho Cò bóp

3 Kiểm tra bình: Nhằm xem thử bình còn sử dụng được không và hệ thống ống dẫn và loa phun có bị xì không, cách kiểm tra như sau:

–       Tay phải cầm phần tay cầm và cò bóp của bình;

–       Tay trái cầm phần tay cầm của loa phun (nghiêm cấm cầm trực tiếp tay vào loa phun hoặc dây dẫn khí).

–       Đưa hướng loa phun về cuối hướng gió và không có người;

–       Bóp cò và dùng mắt nhìn vào đoạn từ cổ bình đến tay cầm loa phun xem có bị xì hay không, nếu:

+   Không xì: bình tốt

+   Có xì: Bình không tốt, đổi bình khác.

–       Trường hợp không có bình khác để thay thì có thể sử dụng bình xì ít bằng cách dùng giẻ lau quấn kính chỗ bị xì.

–       Trường hợp không ra khí à Bình hết.

 

4. Một số vấn đề hay gặp phải khi đánh giá bình chữa cháy:

– Khi lấy bình chữa cháy đi nạp lại, không có bình phụ để thay thế dẫn đến có sự cố không có bình sử dụng;

– Thiếu thẻ kiểm tra theo dõi dán trên bình;

– Các vòi của bình chữa cháy bị hỏng;

– Trang bỉ không đúng loại bình chữa cháy với các rủi ro chữa cháy. Ví dụ đám cháy điện tử không nên dùng bình bột;

– Tủ chứa bình chữa cháy mở không được;

– Kim bình chữa cháy bột nằm vạch đỏ;

– Lối đi vào nơi lấy bình chữa cháy bị cản trở hoặc bị che khuất.

 

Tài liệu tham khảo:

  • TCVN 7435 – 1:2004
  • TCVN 7435 – 2:2004
  • TCVN 7026:2013
  • TCVN 3890 : 2009
  • https://codienlocphat.com/thanh-phan-cau-tao-binh-chua-chay-co2-gom-nhung-gi.html
  • Và một số hình ảnh trên các website khác.

—————————————————————–

P/S Nếu bạn thấy bài viết này có ích cho bạn và người khác, hãy giúp tôi chia sẽ cho những người khác biết. Nếu bài viết chưa tốt vui lòng comment bên dưới để chúng tôi hoàn thiện lại. Cám ơn bạn rất nhiều!

Nguyễn Hoàng Em